Trường THCS Cam Đường tuyên truyền luật ATGT

TUYÊN TRUYỀN AN TÒAN GIAO THÔNG

          Thực tế, tai nạn giao thông là một “sự cố bất ngờ” xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. “Sự cố” ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chất lượng phương tiện giao thông không đảm bảo, thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. v.v.

          Nhưng các bạn hãy khoan đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng, hãy khoan đổ lỗi cho phương tiện giao thông, cũng khoan đổ lỗi cho Luật pháp. Các bạn cần phải nhận thức được một điều là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành Luật giao thông của chính những người tham gia giao thông không đảm bảo theo quy định dẫn đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông như vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định….  Không chỉ vậy, ý thức về văn hóa giao thông của con người còn rất hạn chế. Những người tham gia giao thông nhưng không hề trang bị cho bản thân những kiến thức, những kỹ năng về luật giao thông. Và quan trọng hơn, họ quên đi trách nhiệm, phép lịch sự của người làm chủ tay lái, cho nên những hành vi trái luật như sử dụng rượu bia, chạy xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không đúng quy định,… đã gây ra tai nạn giao thông nhan nhản xảy ra hằng ngày.

          Bên cạnh đó, thực trạng các bạn học sinh đi hàng hai, hàng ba trên đường, vừa đi vừa đùa nghịch cũng gây cản trở giao thông không ít. Một số trường hợp nặng khiến các bạn đánh mất cả tương lai do thương tích, thậm chí là đánh mất cả sinh mạng của mình.

          Thưa các bạn!

          Con người là thủ phạm gây ra tai nạn giao thông và chính con người phải gánh chịu hậu quả. Vậy, mỗi chúng ta, những cô cậu học trò bé nhỏ, những chủ nhân tương lai của đất nước, … chúng suy nghĩ và hành động như thế nào để chung tay góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

          Theo tôi, để giảm bớt tai nạn giao thông không phải chỉ bằng lời nói “tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông” và “tôi sẽ tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện” mà chúng ta phải thể hiện bằng những hành động, những việc làm cụ thể.

          Muốn vậy: Thứ nhất: mỗi học sinh chúng ta cần phải học luật và nhớ luật giao thông , thực hiện đúng luật an toàn giao thông ngay từ bây giờ. Không phải chờ đế khi lớn rồi, khi đủ tuổi thi bằng lái xe mới bắt đầu học luật giao thông. Chúng ta có thể học luật giao thông trên các tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho lứa tuổi của chúng ta hay học bằng cách tham gia thi “Giao thông thông minh trên mạng internet”

           Thứ hai: mỗi học sinh chúng ta cần có ý thức khi tham gia giao thông, khi đi đường các bạn cần phải đi về phía bên phải, không đi dàn hàng ngang, khi qua đường phải nhìn trước, nhìn sau, không chạy băng qua đường, ngồi xe máy phải đội mủ bảo hiểm, không thả trâu bò hay đá bóng trên đường…

           Đồng thời tôi và các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông bạn nhé!

           Các bạn yêu quý!

          Chúng ta hãy ngặn chăn tai nạn giao thông bằng những hành động thiết thực để mỗi con đường đi là con đường an toàn, con đường bình yên chứ không phải là những cung đường của tử thần.

          Và: Hãy chung tay “Vì một Việt Nam không tai nạn giao thông”

BẠN ĐANG BĂN KHOĂN HS THCS CÓ ĐƯỢC ĐI XE MÁY ĐIỆN?

  1. Học sinh cấp 2 có được đi xe máy điện? 

          Hiện nay, Luật giao thông đường bộ đã có những văn bản quy định rất rõ khái niệm xe máy điện là như thế nào. Theo đó, quy chuẩn 41/2016/BGTVT đã nêu rõ: “Xe gắn máy là chỉ phương tiện sử dụng động cơ, có loại hai bánh hoặc loại ba bánh và vận tốc được thiết kế tối đa không vượt quá 50 km/h. Nếu dẫn động của xe gắn máy là động cơ nhiệt thì dung tích sử dụng hoặc dung tích tương đương sẽ không được cao hơn 50 cm3″.

          Không những thế, trong điểm d, khoản 1, điều 2 của nghị định 46/2016/NĐ – CP có giải thích chi tiết về xe máy điện là gì như sau:

“        d) Xe máy điện là xe gắn máy chạy bằng  động cơ điện có công suất lớn nhất không vượt quá 4 kW, có vận tốc thiết kế tối đa không lớn hơn 50 km/h”.

          Tổng kết từ hai điều khoản trên, xe máy điện là những phương tiện hai bánh hoặc ba bánh chạy bằng động cơ điện có công suất tối đa không lớn hơn 4kW và vận tốc lớn nhất không được vượt quá 50km/h. Hiện trên thị trường, xe máy điện đang ngày càng phổ biến và được người nhiều người yêu thích, đặc biệt có thể kể đến các dòng xe máy điện cao cấp VinFast.

          Vậy người bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện? Học sinh có được đi xe máy điện không? Theo quy định tại khoản 1 điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008, những người đủ 16 tuổi trở lên sẽ được điều khiển xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự có dung tích xi-lanh không vượt quá 50 cm3. Theo đó, học sinh cấp 2 có độ tuổi từ 11 tuổi – 14 tuổi và học sinh cấp 3 dưới 16 tuổi sẽ không được dùng xe máy điện để lưu thông trên đường.

  1. Học sinh cấp 2 đi xe máy điện xử phạt như thế nào?

          Như đã nói ở trên, những người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy điện sẽ vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ và phải nhận hình thức xử phạt. Điều này đã được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản luật pháp cụ thể như sau:

Điều khoản luật pháp Hình thức xử phạt
Khoản 3 của Điều 134 thuộc Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Trường hợp những người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính sẽ không bị áp dụng hình thức phạt tiền.
Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định phạt về việc điều khiển xe máy điện Phạt cảnh cáo đối với người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi tham gia sử dụng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như xe mô tô hoặc điều khiển các loại xe ô tô và các dòng xe có công suất tương tự xe ô tô.

             Hiện tại, nếu người chưa đủ tuổi điều khiển các loại xe máy điện sẽ không bị phạt hành chính mà chỉ dừng lại ở hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng pháp luật là cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó không những đảm bảo an toàn tính mạng cho chính người sử dụng mà còn vì cộng đồng tham gia giao thông văn minh.

             Vậy, học sinh cấp 2 có được đi xe máy điện? Câu trả lời là: “Chỉ có duy nhất học sinh cấp 3 từ 16 tuổi trở lên mới được sử dụng phương tiện này“. Các bạn học sinh chưa đủ độ tuổi đi xe máy điện nên lựa chọn các phương tiện có vận tốc nhỏ hơn để di chuyển nhé.

               Học sinh vi phạm lỗi điều khiển xe đạp điện khi chưa đủ tuổi sẽ bị phạt hành chính

               Mời các bạn cùng lắng nghe chương trình phát thanh măng non -Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *